Địa chỉ sân bay Nội Bài ? Cách di chuyển đến sân bay Nội Bài ngắn nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Đã từ lâu, sân bay Nội Bài luôn nằm trong những sân bay lớn nhất Việt Nam. Nhưng chưa chắc bạn đã biết địa chỉ sân bay Nội Bài nằm ở đâu?

Đơn giản thôi, sân bay Nội Bài hiện thuộc quản lý của cụm cảng hàng không phía Bắc nằm trong cục hàng không dân dụng Việt Nam. Nội Bài có 2 đường băng chính đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về sân bay này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Sân bay Nội Bài nằm ở đâu?

Sân bay quốc tế Nội Bài được xây dựng tại huyện Sóc Sơn, cách thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Tây Bắc. Nhưng đừng quá lo lắng bởi khi di chuyển qua cầu Nhật Tân, bạn chỉ có thể mất tầm 27km để đi vào trung tâm thủ đô. Ngoài ra, sân bay Nội Bài còn rất gần các thành phố như Vĩnh Yên, Bắc Ninh.

Bạn có thể đến sân bay Nội Bài từ Hà Nội bằng nhiều cách khác nhau: Taxi Nội Bài, xe khách, xe ôm, xe bus,…

Nhà ga hành khách T1 của sân bay Nội Bài được thiết kế bởi kiến trúc sư Việt Nam. Bắt nguồn từ cảm hứng văn hóa dân tộc, ga T1 có một cổng trời rất lớn và độc đáo, hầu như khách quốc tế đến đây đều hết mực khen ngợi. Ý tưởng thiết kế đa dạng và đậm chất Việt Nam này từng giành được vô số giải thưởng về kiến trúc cả trong lẫn ngoài nước. Đặc biệt hơn, khu Nhà ga hành khách T2 được tạo ra bởi một kiến trúc sư tài bản từ Nhật Bản và hoạt động chính thức vào đầu năm 2015.

Một nét kiến trúc độc đáo của sân bay Nội Bài cần phải được biết đến là hai đài quan sát có chiều cao kỷ lục tại bán đảo Đông Dương. Ngày nay, số lượng khách đến cảng hàng không này chỉ xếp thứ 2 toàn quốc sau mỗi sân bay Tân Sơn Nhất của TP.HCM. Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải hiện đang là cơ quan quản lý trực tiếp sân bay Nội Bài.

Sân bay quốc tế Nội Bài với thiết kế độc đáo
Sân bay quốc tế Nội Bài với thiết kế độc đáo

Xem thêm : Nguyên nhân và cách sửa chữa bình nóng lạnh không lên đèn

Cơ cấu hạ tầng của sân bay Nội Bài, Hà Nội

Hiện tại, cảng hàng không quốc tế Nội Bài bao gồm 2 nhà ga chính để đón khách là nhà ga T1 và nhà ga T2. Nhà ga T1 có diện tích tầm khoảng 115.000m2, trong khi đó nhà ga T2 rộng 139.216m2, mỗi ngày cả hai nơi này đều có thể đón đến hơn 15 triệu lượt khách cùng lúc.

Tại nhà ga T1, sảnh E nối dài với sảnh A thường được biết là khu vực có nhiều hành khách lui tới nhất trong sân bay Nội Bài. Cả hai sảnh gồm 5 cổng đi và 2 cổng đến, 3 tầng và 1 tầng lửng với tổng diện tích lên đến 23.000m2. Nhà ga T1 có thiết kế như sau:

  • Tầng 1: Đón khách nội địa đi và đến. Đây chính là khu vực có trục trả hành lý sau khi hạ cánh.
  • Tầng 2: Đây là tầng có nhiều phòng khách VIP, khu check-in, dịch vụ tính phí.
  • Tầng 3: Phòng kỹ thuật.
  • Khu sảnh E có 38 quầy làm thủ tục check-in, kiểm soát an ninh.
Cơ cấu hạ tầng bên trong sân bay Nội Bài
Cơ cấu hạ tầng bên trong sân bay Nội Bài

Tại nhà ga T2, cảng hàng không Nội Bài được xây dựng 96 quầy làm thủ tục và các cửa khởi hành cho hành khách bay chặng nước ngoài. Nhà ga T2 gồm 4 tầng và 1 tầng hầm:

  • Tầng 1: Khu đón tiếp khách hàng khi bay chặng quốc tế.
  • Tầng 2: Dành cho khách nối chuyến.
  • Tầng 3: Dành cho khách bay đi quốc tế.
  • Tầng 4: Phòng chờ khách hạng thương gia và dịch vụ thương mại.

Các cách di chuyển đến sân bay Nội Bài

Di chuyển bằng xe taxi 

Di chuyển đến sân bay Nội Bài bằng xe taxi chắc chắn giá sẽ cao hơn những cách di chuyển khác. Nhưng bù lại bạn sẽ có không gian riêng tư và có thể di chuyển theo lịch trình đã định sẵn của bản thân.

Tuy nhiên, khi lựa chọn ta cần lưu ý rằng hiện nay các xe taxi hoạt động rất tràn lan tại sân bay, chính vì vậy cần chú ý nếu không muốn phải trả gấp đôi, gấp ba giá xe.

Nếu chọn taxi đi Nội Bài, hãy chọn những hãng uy tín, không chặt chém như: Taxi Thành Công, Taxi Nội Bài, Taxi Mai Linh, Taxi Group Hanoi (Hanoi Tourist)… Trong đó Taxi Nội Bài có thể nói là có độ uy tín hàng đầu và vụ tốt nhất trong phân khúc từ Hà Nội đến sâu bay Nội Bài. Các bạn có thể đặt xe qua website : https://xetaxinoibai.net/

 

Di chuyển đến sân bay bằng xe taxi rất tiện lợi
Di chuyển đến sân bay bằng xe taxi rất tiện lợi

Xem thêm : Cách sử dụng điều hòa cho trẻ sơ sinh

Di chuyển bằng ô tô, xe máy 

Nhằm không bị động khi di chuyển bạn có thể lựa chọn đi bằng ô tô hoặc xe máy bởi đường đi từ trung tâm Hà Nội đến sân bay cũng không quá khó khăn. Kèm theo đó thời gian di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô sẽ chỉ mất từ 46 – 90 phút tùy thuộc vào vị trí bạn xuất phát. Trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn bạn di chuyển theo 3 cung đường được nhiều người lựa chọn nhất nhé:

  • Theo hướng cầu Thăng Long: Từ trung tâm thành phố bạn di chuyển theo hướng ra đường Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – đường Bắc Thăng Long – Võ Văn Kiệt – Sân bay Nội Bài. Tuy nhiên, nếu đi theo cung đường này thì bạn sẽ phải di chuyển với quãng đường khoảng chừng 30km đó!
  • Theo hướng cầu Chương Dương: từ trung tâm thành phố di chuyển theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – cầu Đông Trù – Đường 5 kéo dài – Đường B2 – Đường Bắc Thăng Long – đường Võ Văn Kiệt – Sân bay Nội Bài. Cung đường này sẽ thích hợp với những ai xuất phát từ mạn Long Biên, Gia Lâm.
  • Theo hướng cầu Nhật Tân: từ trung tâm thành phố di chuyển đến Võ Chí Công – Cầu Nhật Tân – đường Võ Nguyên Giáp – Võ Văn Kiệt – Sân bay Nội Bài. Đây có thể xem là đường đi ngắn và nhanh chóng nhất và giúp giảm thiểu lượng xe di chuyển trên cầu Thăng Long.

Di chuyển bằng xe bus 

Một cách di chuyển khác dành cho những ai muốn tiết kiệm chi phí chính là lựa chọn di chuyển bằng xe bus. Ngày nay Hà Nội đã có những tuyến xe bus từ trong trung tâm thành phố đến Sân bay Nội Bài với giá vé chỉ khoảng 10.000đ/lượt. Tuy nhiên, vì chỗ ngồi trên xe bus thường không quá rộng rãi nên bạn chỉ nên đi bằng xe bus nếu như bạn mang theo ít hành lý thôi nhé! Một số tuyến xe bus di chuyển đến sân bay Nội Bài như:

  • Tuyến số 07: Cầu Giấy – Nội Bài: Bãi đỗ xe Cầu Giấy – Cầu Giấy –  Trần Đăng Ninh – Nguyễn Khánh Toàn – Nguyễn Văn Huyên – Hoàng Quốc Việt – ĐTC Hoàng Quốc Việt – Hoàng Quốc Việt – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Võ Văn Kiệt – (Đường dưới cầu vượt Kim Chung) – Võ Văn Kiệt – Sân bay quốc tế Nội bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1)
  • Tuyến số 17: Long Biên – Nội Bài: Long Biên (Đối diện Đội CSGT số 1 Hà Nội) – Trần Nhật Duật – Yên Phụ – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Thiên Đức – Dốc Vân – Quốc lộ 3 – Đường Cổ Loa – Cao Lỗ – Đông Anh – Quốc lộ 3 – Nguyên Khê – Phủ Lỗ – Quốc lộ 2 – Võ Văn Kiệt – Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1)
  • Tuyến số 109: Mỹ Đình – Nội Bài: bến xe Mỹ Đình – Phạm Hùng – Phạm Văn Đồng – cầu Thăng Long – đường Võ Văn Kiệt – sân bay Nội Bài (sân đỗ P2, nhà ga T1).
  • Tuyến số 68: Hà Đông – Nội Bài: Trung tâm thương mại Mê Linh – Plaza Hà Đông – Bưu điện Hà Đông – Học viện Khoa học xã hội – Bách hóa Thanh Xuân – Trung Hòa Nhân Chính – Trường cao đẳng cộng đồng Hà Nội – Bảo tàng dân tộc học Việt Nam – Học viện Quốc Phòng – Khu đô thị Nam Thăng Long – Ga hàng hóa Nội Bài – Ga T1 – Sân bay Nội Bài – Ga T2 – Sân bay Nội Bài.
  • Tuyến số 90: Kim Mã – Nội Bài: Kim Mã (Số 1 Kim Mã) – Giảng Võ – Núi Trúc – Liễu Giai – Văn Cao – Thụy Khuê – Lạc Long Quân – Nguyễn Hoàng Tôn – Võ Chí Công – Cầu Nhật Tân – Võ Nguyên Giáp – Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E – tầng 2 ga đi) – Võ Nguyên Giáp – Nhà ga quốc tế T2 (sảnh A1, A2 – tầng 2 ga đi) – Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp – Võ Nguyên Giáp – Quay đầu tại điểm mở trước Công ty Dịch vụ hàng hóa hàng không – Võ Nguyên Giáp – Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1).
Di chuyển bằng xe bus công cộng
Di chuyển bằng xe bus công cộng

Một số lưu ý hành khách khi ra sân bay

Kiểm tra thông tin trên vé máy bay

Sự chính xác về thông tin vé là một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu để bạn có một chuyến bay suôn sẻ. Chính vì lẽ đó, hãy đảm bảo các thông tin trên vé máy bay đều đã hoàn toàn chính xác.

Chuẩn bị giấy tờ

Vé máy bay, CMND, hộ chiếu, giấy khai sinh (đối với trẻ dưới 14 tuổi)… là những giấy tờ tùy thân vô cùng cần thiết và rất quan trọng. Bạn cần mang đầy đủ để làm thủ tục trước khi lên máy bay.

Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ khi ra sân bay
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ khi ra sân bay

Chuẩn bị hành lý

Nếu bạn có ý định mang quá nhiều đồ lên sân bay thì nên cân nhắc tìm hiểu kỹ về số cân cho phép đối với hành lý xách tay và hành lý ký gửi đã được quy định từ trước. Ngoài ra, cần phải lưu ý những vật cấm không được phép mang lên máy bay. Tránh phải móc hầu bao trả thêm phí quá cân hay gặp rắc rối khi kiểm tra hành lý nhé!

Chuẩn bị trang phục

Khi lên đến sân bay bạn hãy mặc những bộ đồ gọn gàng và thoải mái nhất nếu bạn có một chuyến bay dài. Hạn chế mặc những trang phục đính kim loại vì khi bị kiểm tra bởi nhân viên an ninh bạn sẽ gặp nhiều rắc rối đó.

Chuẩn bị hành lý, trang phục phù hợp
Chuẩn bị hành lý, trang phục phù hợp

Đến sân bay sớm

Không chỉ với hàng không nước ngoài mà còn cả với hàng không Việt Nam thì việc làm thủ tục thường rất mất thời gian và rắc rối, chưa kể đến những vấn đề phát sinh khi làm thủ tục. Thế nên hãy đến sớm để tránh những phiền phức không đáng có nhé!

  • Đối với khách di chuyển quốc tế, quầy thủ tục sẽ được mở trước 3 tiếng trước thời gian cất cánh. Quầy thủ tục sẽ đóng 50 phút trước thời gian dự định cất cánh.
  • Đối với khách di chuyển nội địa, quầy thủ tục sẽ được mở trước 2 tiếng trước thời gian cất cánh. Quầy làm thủ tục sẽ được đóng 40 phút trước thời gian dự định cất cánh.

Vị trí nhà ga

Đối với hành khách lần đầu đến, trước hết cần biết sân bay Nội Bài có 2 ga chính. Bao gồm:

  • Nhà ga hành khách T1 dành cho các chuyến bay nội địa, chủ yếu của các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Bamboo Airways…
  • Nhà ga hành khách T2 dành cho các chuyến bay quốc tế thuộc nhiều hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Qatar Airways, Asian Airlines, Korean Airs…

Nếu bạn đi nhầm nhà ga, lưu ý rằng khoảng cách giữa 2 nhà ga khá xa nên hành khách có thể tận dụng phương tiện xe bus. Vị trí đón xe ở T1 là ở tầng 1 sảnh A. Vị trí đón xe ở T2 là tầng 1 – T2 khu đầu Tây.

Nếu trong trường hợp không thể tìm được vị trí quầy làm thủ tục, các bạn hãy tìm sự trợ giúp từ phía nhân viên, bảo vệ trực tại sân bay Nội Bài. Tránh trường hợp lỡ chuyến, trễ chuyến bay.

Nắm rõ vị trí nhà ga tại sân bay
Nắm rõ vị trí nhà ga tại sân bay

Các dịch vụ ở sân bay nội bài 

Để tạo sự tiện lợi cho hành khách khi di chuyển tại sân bay Nội Bài, nơi đây được trang bị rất nhiều các dịch vụ cơ bản như sau:

  • Đổi tiền ở sân bay Nội Bài: tại đây có những quầy đổi tiền và một vài ngân hàng giúp bạn có thể đổi ngoại tệ một cách tiện lợi. Nhưng điểm hạn chế là tỷ giá đổi tại đây thường cao hơn rất nhiều do với những cửa hàng đổi ngoại tệ ở ngoài.
  • Ngân hàng và máy ATM: ở khu công cộng tầng 1 nhà ga T1 và nhà ga T2 đều có những quầy giao dịch ngân hàng và quầy rút tiền ATM tự động.
  • Sạc pin miễn phí: ở khu vực công công tầng 1, sảnh A-E, khu vực chờ tầng 2 sảnh A – B – E ở nhà ga T1. Và khu vực chờ tầng 3 ở nhà ga T2.
  • Khu vực hút thuốc: vì là nơi công cộng nên sân bay Nội Bài đã có 1 khu vực dành riêng cho những người hút thuốc.
  • Dịch vụ đóng gói hành lý: ở khu vực công cộng tầng 2 sảnh A – B – E, nhà ga T1 . Và khu vực công cộng tầng 3 của nhà ga T2.
  • Dịch vụ xe đẩy hành lý: trước khu vực sảnh công cộng và phòng chờ đều được trang bị xe đẩy hành lý miễn phí để du khách có thể di chuyển một cách thuận tiện nhất.
  • Dịch vụ hoàn thuế: Tại T2 trong khu phòng chờ, đối diện sảnh G.
  • Dịch vụ trẻ em: phòng chăm sóc và khu vui chơi cho trẻ em tại T2 ở khu vực phòng chờ.
  • Dịch vụ trông giữ hành lý: tại T2 khu vực công cộng tầng 2
Một số dịch vụ, tiện ích tại sân bay Nội Bài
Một số dịch vụ, tiện ích tại sân bay Nội Bài

Ngoài ra, tại sân bay Nội Bài còn có những quầy ăn nhanh, giải khát, nhà hàng để phục vụ du khách. Tuy nhiên trước khi mua thì nên cân nhắc vì giá đồ ăn và nước uống tại sân bay thường khá cao.

Với những thông tin trên, chắc các bạn hẳn đã nắm rõ hơn về sân bay Nội Bài ở đâu, những thông tin cần thiết khi bạn đến sân bay Nội Bài rồi nhỉ? Hãy theo dõi Taxi Nội Bài và chia sẻ bài viết để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *